Tuesday, January 12, 2016

CÁC LOẠI BÁNH PHÁP

1. Bánh Macaron huyền thoại (Pháp)
Vỏ bánh (phần khó và quan trọng nhất) 
Đầu tiên trộn hỗn hợp có bột hạnh nhân:
300g đường bột
300g bột hạnh nhân
110g lòng trắng trứng
==> Trộn chung thành hỗn hợp hơi đặc. Thêm màu bột nếu bạn muốn tạo màu.
Tiếp theo chuẩn bị:

300g đường
75g nước
110g lòng trắng trứng
Đun đường và nước đến 118°C. Khi được 110°C bắt đầu đánh lòng trắng trứng. Khi đến 115°C, cho tốc độ nhanh, làm sao khi đường đến 118°C thì lòng trắng bông, nhưng chưa đến độ cứng. Đổ đường nóng vào lòng trắng bông vẫn quay với tốc độ nhẹ. Khi đổ hết đường thì tăng lên tốc độ nhanh. Đánh đến khi đạt khoảng 35°C (ấm tay) thì dừng.
Cho 1 phần 3 lòng trắng vào trộn với hỗn hợp có bột hạnh nhân, trộn đều cho đỡ đặc rồi cho nốt lòng trắng vào trôn, chung. Trộn đến khi bắt đầu thấy độ bóng thì thôi (sau khi thử vài lần, bạn sẽ biết khi nào phải dừng, dừng quá sớm, khi nướng vỏ bánh sẽ nở và vỡ bề mặt, trộn quá, bánh sẽ không có chân khi nướng).
Bắt đều hình tròn nhỏ (3cm) trên khuôn, cách nhau 2-3cm.
Lò 170°C, 11 phút (hơn kém tùy lò). Khi được 8 phút, mở nhanh lò 2 lần để thoát hơi.
Công thức nhân bánh thì rất nhiều. Mình giới thiệu một vài công thức đơn giản nhất:
Chocolat:
200g kem tươi
200g chocolat đen
ít muối (nếu thích)
Đun nóng kem, hòa cùng chocolat đến khi tan hết. Để nguội.
Mứt các loại
Caramel:
200g đường
100g kem tươi
125g bơ muối
Thắng đường thành caramel, khi thành màu cánh dán sậm thì cho kem tươi ít một vào, tan đều thì cho bơ. Để nguội.
Vậy là đã xong bánh Macaron huyền thoại Pháp rồi các bạn nhé :)
Chúc thành công và ngon miệng.

2. Bánh vua của Pháp (galette des rois) chanh leo-xoài (6 người ăn)
Vỏ bánh:
300g vỏ bánh nhiều tầng (feuilletée) (hoặc mua sẵn 2 vỏ bánh hình tròn đường kính 25cm)
Công thức cho 1kg vỏ bánh nhiều tầng:
- 400g bơ
- 500g bột
- 2 thìa nhỏ muối (10g)
- 75g bơ
- 220g nước lạnh
Cách làm: Cho theo thứ tự nước lạnh, 75g bơ đun tan, 500g bột trộn với muối vào máy trộn đến khi thành một khối bột. Chia đôi chỗ vỏ bánh này. Vo tròn, để nghỉ trong tủ lạnh 3h.
Bơ chia làm 2 phần 200g mỗi phần. Cán thành khối vuông dày khoảng 1,5cm.
Vỏ bánh và bơ phải cùng nhiệt độ (mát). Cán vỏ bánh thành hình vuông to hơn bơ gấp đôi, làm sao có thể bọc được bơ trong vỏ bánh như phong bì. Cán nhẹ nhàng theo một chiều để được khoảng 15x45cm. Gập làm 3 như cách đóng ví. Để nghỉ trong tủ lạnh 2h.
Quay vỏ bánh 1/4 vòng, tán dài ra 45cm, rồi lại gập 3, để nghỉ 2h.
Lập lại 1 lần nữa, và để nghỉ 2h.
Sau cùng có thể tán rộng, dùng một chiếc đĩa to để làm dấu, cắt 2 hình tròn bằng nhau. Để nghỉ 1h trong tủ lạnh.
300g kem frangipane chanh leo:
Công thức cho 1kg kem frangipane:
- 200g bơ
-150g đường
- 200g bột hạnh nhân
- 2 quả trứng
- 310g kem chanh leo
-200g nước chanh leo nguyên chất
- 50g sữa tươi
- 65g đường
- 3 lòng đỏ trứng gà
- 22g maizena (bột ngô)
- 30g bơ
Đun sôi nước chanh leo và sữa, trong lúc đợi, trộn lòng đỏ trứng và bột ngô, đường chung với nhau. Khi sôi, đổ vào hỗn hợp lòng đỏ bột đường, khuấy đều rồi cho lại lên bếp, đun và khuấy đến khi sôi lại, tắt bếp, cho bơ vào khuấy cùng, để nguội.)
Trộn bơ (nhiệt độ phòng) và đường cho nhuyễn đều, cho thêm bột hạnh nhân vào trộn cùng, trộn đều, cho trứng ít một, cuối cùng cho kem chanh leo.)
Ngoài ra cần thêm:
1 quả xoài to cắt hạt lựu xào với ít bơ và 2 thìa đường đến khi bắt đầu thành caramel. Cho vào trộn cùng.
1 đồ chơi nhỏ bằng sứ hoặc thủy tinh chịu được nhiệt) để giấu trong bánh (người tìm được vật này trong bánh được phong vua)
1 vương miện giấy cho vua.
Cách tạo bánh:
Lấy 1 vỏ bánh tròn, xoa it nước ngoài dìa (1cm). Dàn kem frangipane chanh leo xoài cho đều, để cách dìa 1.5cm. Không quên cho đồ chơi sứ vào giấu trong kem. Cho lớp vỏ thứ 2 đậy lên, ấn nhẹ tay xung quanh dìa bánh để 2 lớp vỏ dính nhau. Đánh tan 1 quả trứng, quét 1 lớp nhẹ đều lên trên vỏ bánh. Để bánh nghi 45 phút trong tủ lạnh. Khi lấy ra quết lại 1 lớp trứng, dung dao nhỏ, phía không sắc để khía hình lên vỏ bánh. Trọc 3 lỗ nhỏ để khi nướng bánh, khí có thể thoát ra.
Cho vào lò 180°C nướng khoảng 40 đến 45 phút (hơn tùy lò).
(Để biết bánh chín phải nhìn lớp vỏ phía dưới, vàng đều là được.)
Tháng 1 là tháng bánh vua ở Pháp. Chúc mọi người thành công.

(Sưu tầm CT của chị Mi Meo)

Monday, January 11, 2016

RUỐC NẤM ĐÔNG CÔ

Nguyên liệu:
- Nấm tươi: Ăn bao nhiêu làm bấy nhiêu, nên làm khoảng 3 lạng thôi cho đỡ mất nhiều công.
- Hạt tiêu, nước mắm, hạt nêm, dầu ăn.
Cách làm:
- Nấm rửa sạch, ngâm nước sôi 30 phút đến 1 tiếng cho mềm.
- Vớt nấm ra, vắt khô nước, tước sợi 

- Không cần bỏ mũ nấm, cứ để ăn cho ngọt.
- Giữ lại nước ngâm nấm, gạn lấy phần trong để ra tô.

- Cho nấm vào cối giã thô, giã xong đem sao cho nấm săn lại, đổ nước ngâm nấm vào đun lửa to. Vừa đun vừa canh nồi nấm, khi thấy nước nổi bọt thì hớt đổ đi, hớt đến khi nồi nấm trong.
- Cho 2 thìa hạt nêm vào nấm, sao đến khi nấm gần khô thì cho ra cối, giã lại lần nữa cho nấm bông.
- Đổ nấm vào chảo, thêm 1 thìa cafe dầu ăn (cho nhiều sẽ thành món nấm xào), 1 thìa cafe nước mắm, nửa thìa cafe hạt tiêu đảo đến khi vừa ý, nấm khô tới, vị ngọt, vừa miệng thì tắt bếp. Để nguyên nấm trên chảo 10 phút, thi thoảng đảo qua, rồi cho ruốc nấm ra đĩa thưởng thức.
- Ruốc nấm tươi chỉ nên để 1 tuần. Nếu làm ruốc nấm khô nên chọn nấm hương cho thơm, làm xong để được 2 tháng.

(Sưu tầm)

QUY TRÌNH LÀM THẦN DƯỢC TỎI ĐEN

Nguyên liệu:
- Tỏi
- Bia
- Nồi ủ.
Cách làm:
- Tỏi các bạn lựa củ to, đẹp, đều nhau, mang về bóc đi một lớp vỏ mỏng nhất bên ngoài để loại bỏ bụi bẩn, cắt cuống cho gọn.
- Cho tỏi vào thau nhựa, rưới bia lên, ngâm tỏi trong 30 phút, cứ 5 phút đảo đều tỏi 1 lần để tỏi nhanh ngấm men vi sinh. Tỷ lệ ngâm 1kg tỏi tương ứng 1 lon bia (mình dùng bia Hileken).
- Chuẩn bị một tờ giấy bạc to, trải đều rồi xếp tỏi vào, bọc thật kín, ko nên để tỏi bị hở. Ủ đến khoảng 10 ngày thì có thể bỏ giấy bạc ra cho tỏi thoát hơi nước.
- Lưu ý: Các bạn nhớ lau hơi nước trên vung hàng ngày nhé.
- Gói giấy bạc kín tỏi, rồi cho vào nồi cơm điện, bật nút warm, giữ ấm trong 2 tuần (yên tâm không hỏng nồi đâu, và tiền điện hết tầm 10k thôi). Khi làm, các bạn nhớ dùng màng bọc thực phẩm, bọc kín xung quanh vung nồi điện để giữ nhiệt tốt hơn, nếu là nồi điện tử thì không cần.
- Mẹo hay: Mùa này đang nắng nóng, để tiết kiệm điện và khỏi lo hại nồi, các bạn có thể tận dụng hơi nóng bằng cách, khi nắng to nhất, các bạn rút nồi điện ra rồi mang cả nồi ra nắng phơi (chọn nắng hướng tây), đến khoảng 4h chiều, nhiệt độ giảm thì mang vào nhà cắm điện tiếp. Bạn nào bận đi làm thì nhờ bố mẹ hoặc người giúp việc phơi cho.
- Trong quá trình làm, các bạn có thể mở nồi ra kiểm tra tỏi hàng ngày, mở vung xong đóng lại ngay, không để quá 5 phút. Sau 2 tuần ủ men, tỏi sẽ dần chuyển từ màu trắng, sang màu nâu, rồi màu đen. Khi tỏi đạt yêu cầu, nếm thấy vị hơi chua, hơi ngọt, không còn mùi nồng nguyên bản của tỏi, nghĩa là đã đạt yêu cầu. Tỏi đen thành phẩm các bạn bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong thời gian dài.

- Ngày thứ 2: Khi mở ra kiểm tra, tỏi giống mùi ngô bung. Sờ bên ngoài, nổi tỏi nóng ran để giữ nhiệt.
- Ngày thứ 3: Tỏi bắt đầu mềm, mùi thơm dịu hơn ngày đầu.
- Ngày thứ 4: Tỏi có mùi thơm dụi, vẫn màu trắng và chín đều dần từ bên trong.
- Ngày thứ 5: Bên trong tỏi bắt đầu ngả màu xám.
- Ngày thứ 6: Có vẻ như hành trình chuyển sang màu đen đã đi được nửa chặng đường.
- Ngày thứ 7: Tỏi đen hơn rất nhiều, một số củ sẫm hẳn màu.
- Ngày thứ 8: Tỏi đã đen đều.
- Ngày thứ 9: Chuẩn bị có thành phẩm, bên ngoài vỏ vẫn hơi ẩm.
- Ngày thứ 10: Tỏi đã chuyển sang màu nâu, nếm thử vị thấy ko cay, ko hắc.
- Ngày thứ 11: Tỏi đã chuyển màu đen, vị chua ngọt, mềm dẻo
- Ngày thứ 12: Tỏi đạt yêu cầu như tỏi nhập khẩu,
- Ngày thứ 13: Tỏi đạt 9/10 điểm, vỏ ngoài khô, tép tỏi bên trong đen và dẻo.
- Ngày thứ 14: Tỏi màu đen tuyền, mùi thơm, vị ngọt dẻo, dễ ăn và thu hoạch tỏi.
- Bạn nào làm tỏi mà bị ướt thì ngày cuối vẫn cắm điện, nhưng mơ vung vài tiếng cho tỏi thoát hết hơi nước. Hoặc phơi tỏi vài tiếng dưới nắng, hoặc bật quạt hong khô, thế nào cũng được.

(Sưu tầm CT của chị Trà My Ngọc Nguyễn)

Sunday, January 10, 2016

BÁNH NÚM DỪA

Nguyên liệu:
- 100gr vun dừa (cơm dừa)
- 40gr bột mì
- 2 - 3 lòng trắng trứng gà
- 2 thìa đường (ngọt tùy khẩu vị)
- 1/2 bát nhỏ sữa đặc
- 1 bát sữa tươi
Cách làm:
- Lòng trứng đánh tan, nổi bọt, ko cần đánh bông
- Tiếp theo cho sữa đặc, đường vào lòng trắng trứng đánh tan thêm 2 phút
- Sau đó cho bột mì, cơm dừa và sữa tươi (căn sữa tươi cho vừa, sao cho ko đặc quá cũng ko loảng quá.
- Làm bánh núm dừa: cho hỗn hợp dừa đã trộn vào túi bắt kem và có phần cạnh là 6 - 8 cạnh. Mọi người bóp từng chiếc bánh núm dừa ra khay có giấy nến. Cho vào lò nướng có nhiệt độ 170 - 175 trong vòng 20 phút (tốt nhất là nên canh lò vì nhiệt độ ở các lò nướng là khác nhau)
- Làm bánh bằng chảo chống dính: Phết 1 lớp dầu ăn mỏng lên mặt chảo và để lửa nhỏ nhất. Vẫn dùng dụng cụ bắt kem đó bóp thành hình tròn xoắn ốc, hoặc lấy thìa phết bánh thành hình tròn hay hình vuông tùy thích.
- Bánh nướng bằng chảo rất dễ bị cháy, nên phải để lửa nhỏ nhất và lật mặt bánh liên tục. Ko cần đợi bánh vàng mới lật, mà cứ 5 giây lật bánh 1 lần, như vậy bánh sẽ vàng đều và giòn hơn.
Chúc cả nhà thành công với món bánh đơn giản, dễ làm mà rất thơm ngon này nhé :)
Sưu tầm CT của chị Thuyanh Nguyen - http://nauancattia.blogspot.com/ 

Friday, January 8, 2016

BA CHỈ CUỘN NẤM KIM CHÂM

Nguyên liệu:
- Thịt ba chỉ
- Đậu ve
- Cà rốt
- Tôm
- Nấm kim châm
(Có thể thêm loại rau củ cuộn tùy theo sở thích)
Cách làm:
- Thịt ba chỉ cắt thớ to, càng mỏng càng tốt.
- Lưu ý là đừng để rách mà phải còn nguyên miếng thịt.
- Sốt ướp gồm: 1 muỗng ăn cơm nước mắm, dầu hào, hành, tỏi, sả băm thật nhỏ, 1 ít mật ong (ít thôi nếu ko thịt sẽ cháy), 1 chai sa tế Cholimex (mình chỉ dùng phần xác sa tế, chắt bỏ phần dầu, phần dầu nướng dễ gây cay), dầu mè, có thể cho thêm 1 muỗng nhỏ ruốc Huế loại ngon nữa mùi sẽ dậy hơn.
- Cuộn thịt ba chỉ với nấm, cà rốt, hành lá... Sau đó buộc lại bởi hành lá trần sơ qua nước nóng.
- Dưới sốt lên và nướng hoặc rán
Chúc cả nhà thành công ^_^

(Sưu tầm CT của chị Bóng Bay)

Wednesday, December 30, 2015

THÔNG BÁO TUYỂN SINH KHÓA HỌC KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN

ĐÀO TẠO CHỨNG CHỈ SƠ CẤP NGHỀ NẤU ĂN, chứng chỉ nấu ăn cấp TỐC, đào tạo nấu ăn, địa chỉ học nấu ăn, KHÓA HỌC NGHỀ NẤU ĂN TẠI HÀ NỘI, Học nghề nấu ăn tại hà nội, Học nghề nấu ăn ở hà nội, ĐÀO TẠO NẤU ĂN TẠI HÀ NỘI, NẤU ĂN GIA ĐÌNH, CHỨNG CHỈ CẤP DƯỠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN LANG HÀ NỘI
Số 457 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0946 868 937 - 01658 742 192 (Gặp Hoài – Phòng Đào tạo),
(Phụ huynh và sinh viên có thể gọi điện trước để được tư vấn tốt nhất)
THÔNG BÁO TUYỂN SINH KHÓA HỌC NGHỀ NẤU ĂN
Việt Nam được xem là “Cái nôi của ẩm thực thế giới”. Các món ăn Việt Nam được nhiều bạn bè quốc tế yêu thích. Thêm vào đó, với số lượng quán ăn, nhà hàng, khách sạn tăng lên nhanh chóng như hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành bếp sẽ không ngừng tăng cao. Chính vì thế Trường Cao đẳng Nghề Văn Lang Hà Nội khai giảng khóa đào tạo Nghề nấu ăn với chương trình cụ thể sau:
1. Mục tiêu đào tạo khóa sơ cấp nghề kỹ thuật chế biến món ăn:
+ Nắm vững các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ chế biên món ăn, trình bày được quy trình chế biến các món ăn một cách thành thạo.
+ Học viên có khả năng chế biến món ăn và trang trí các món ăn trong các nhà hàng, khách sạn; cơ sở ăn uống, kinh doanh ẩm thực hoặc trong trường học
+ Thực hiện các công việc liên quan đến nghiệp vụ chế biến món ăn với tác phong lao động chuyên nghiệp, cần cù, siêng năng, nhanh nhẹn, chính xác.
+ Học viên đủ điều kiện cấp chứng chỉ sơ cấp nghề kỹ thuật chế biến món ăn để mở cửa hàng hoặc cơ sở kinh doanh ăn uống của riêng mình cũng như vào làm ở vị trí đầu bếp, bếp trưởng tại nhà hàng, khách sạn, trường học ...
2. Thời gian đào tạo: Lớp 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc lớp 9 tháng
- Thời lượng chương trình: (Học viên được thực hành ngay tại lớp)
- Thời gian học: Thứ 2-4-6, Thứ 3-5-7, hoặc thứ 7 và chủ nhật
- Ca học: Sáng 8-11h, Chiều 2h- 5h, Tối 18h-20h
- Học phí: 4.000.000 đ/học viên (Bao gồm nguyên vật liệu thực hành, tài liệu)
3. Nội dung khóa học:
3.1: Kiến thức chung
- Giới thiệu chung về nghề nấu ăn
- Thực hành và quy trình làm bếp
- Các nguyên tắc và phương pháp nấu ăn
- An toàn vệ sinh thực phẩm
- Sơ chế nguyên liệu
- Sử dụng gia vị đúng cách
- Lựa chọn và bảo quản thực phẩm
- Dụng cụ và thiết bị nhà bếp
- Sử dụng dao chuyên nghiệp
- Trang trí và trình bày món ăn cơ bản
- Phương pháp xây dựng thực đơn và trang trí món ăn
- Kỹ thuật bày bàn và ứng dụng sản phẩm
- Ngoại khóa
3.2: Kiến thức chuyên ngành
- Nấu ăn gia đình và họp mặt
- Nấu ăn đãi tiệc và nhà hàng
- Nấu ăn Hàn Quốc, Nhật bản, Trung Quốc
- Chế biến món Á
- Chế biến món Âu
- Chế biến món ăn Chay
- Chế biến món ăn điểm tâm
- Chế biến món ăn cho trẻ em
- Chế biến món ăn theo chủ đề ( lễ tết, họp mặt, cỗ..)
- Chế biến bánh Á, bánh Âu
- Thực hành pha chế đồ uống.
Sau khi thực hành các bạn sẽ được thưởng thức các món ăn do chính tay các bạn làm ra
3.3: Thi tốt nghiệp (lý thuyết + thực hành)
4. Thủ tục nhập học:
- Phiếu đăng ký học theo mẫu của trường ( Liên hệ số hotline để nhận phiếu)
- 01 CMT photo
- 03 ảnh 4x6
5. Địa điểm học: Số 457 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội
6. Kết quả đạt được:
+ Kết thúc khóa học, học viên được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề Kỹ thuật chế biến món ăn của Trường Cao Đẳng nghề Văn Lang Hà Nội có giá trị trên toàn quốc
+ Học viên có cơ hội làm việc tại các Khách sạn – nhà hàng hay ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
+ Tốt nghiệp học viên được giới thiệu việc làm miễn phí.
+ Được học liên thông lên trình độ trung cấp cao đẳng theo quy định của Bộ giáo dục
+ Hỗ trợ chỗ ở nội trú với mức phí sinh hoạt ưu đãi.
+ Ưu đãi học phí cho học viên có hoàn cảnh khó khăn.
+ Giảm học phí cho học viên đăng ký nhóm hoặc đăng ký từ 02 chương trình trở lên.
+ Lịch học linh hoạt, khai giảng liên tục, học viên dễ dàng lựa chọn được ca học phù hợp với điều kiện cá nhân.
+ Giáo viên nhiệt tình, tâm huyết, lành nghề.
7. Mọi thông tin về khóa học xin liên hệ:
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN LANG HÀ NỘI
Địa chỉ: Số 457 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội
Hotline: 0946 868 937 - 01658 742 192 (Gặp Hoài – Phòng Đào tạo)
Email: hoaipt@giaoducvietnam.edu.vn
(Phụ huynh và sinh viên có thể gọi điện trước để được tư vấn tốt nhất)
Nhận tổ chức lớp hợp đồng cho đơn vị, cá nhân có nhu cầu.





Tuesday, December 29, 2015

HẠT NÊM CHAY

Hạt nêm chay dùng cho các món ăn chay bao gồm đầy đủ chất dinh dưỡng. Về mùi vị ko thua kém bột nêm tôm tự chế là bao, bột nêm chay sẽ là 1 loại gia vị tự chế nên có trong căn bếp nhỏ của mỗi gia đình.
Nguyên liệu:
- Muối hạt hầm xay mịn (muối vị mặn ko gắt)
- Bột đường thốt nốt.
- Hạt tiêu trắng xay nhỏ (hạt tiêu thơm mà ko hăng)
- Nấm đông cô hoặc nấm hương khô.
- Rong biển khô
Cách làm:
- Bắc chảo lên bếp đến khi nóng già (nên chọn loại chảo gang) thì cho muối vào rang, đảo đều tay, đến khi muối khô thì vặn lửa thật nhỏ cho đến khi muối ko còn nổ lách tách là được. Sau đó bắc chảo ra đợi muối rang nguội.
- Nấm đông cô hoặc nấm hương khô ngâm qua nước ấm, rửa sạch. Bỏ nấm vừa sơ chế vào lò vì sóng sấy lại cho khô, thái nhỏ. Sau đó cho nấm vào máy xay sinh tố, xay nấm càng nhuyễn càng tốt, rồi trút ra bát để riêng.
- Cắt rong biển thành miếng nhỏ và cũng xay thành bột, để riêng.
- Trộn đều tất cả nguyên liệu: Muối rang, bột đường thốt nốt, nấm, rong biển đã xay và chút hạt tiêu trắng cho dậy mùi theo tỷ lệ 20% muối - 50% nấm, rong biển - 30% đường (có thể gia giảm gia vị tùy theo khẩu vị mặn ngọt của gia đình, nếm vừa miệng là đc).
- Hạt nêm chay chỉ nên dùng trong 1 tuần trong lọ thủy tinh để giữ được độ tươi ngon và hương vị của hạt nêm.
Chúc cả nhà thành công với Hạt nêm chay tự làm, vừa đảm bảo, vừa an toàn với sức khỏe của thành viên trong Gia đình.
Ảnh sưu tầm - Phạm Thu Hoài - http://nauancattia.blogspot.com/