Wednesday, December 30, 2015

THÔNG BÁO TUYỂN SINH KHÓA HỌC KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN

ĐÀO TẠO CHỨNG CHỈ SƠ CẤP NGHỀ NẤU ĂN, chứng chỉ nấu ăn cấp TỐC, đào tạo nấu ăn, địa chỉ học nấu ăn, KHÓA HỌC NGHỀ NẤU ĂN TẠI HÀ NỘI, Học nghề nấu ăn tại hà nội, Học nghề nấu ăn ở hà nội, ĐÀO TẠO NẤU ĂN TẠI HÀ NỘI, NẤU ĂN GIA ĐÌNH, CHỨNG CHỈ CẤP DƯỠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN LANG HÀ NỘI
Số 457 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0946 868 937 - 01658 742 192 (Gặp Hoài – Phòng Đào tạo),
(Phụ huynh và sinh viên có thể gọi điện trước để được tư vấn tốt nhất)
THÔNG BÁO TUYỂN SINH KHÓA HỌC NGHỀ NẤU ĂN
Việt Nam được xem là “Cái nôi của ẩm thực thế giới”. Các món ăn Việt Nam được nhiều bạn bè quốc tế yêu thích. Thêm vào đó, với số lượng quán ăn, nhà hàng, khách sạn tăng lên nhanh chóng như hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành bếp sẽ không ngừng tăng cao. Chính vì thế Trường Cao đẳng Nghề Văn Lang Hà Nội khai giảng khóa đào tạo Nghề nấu ăn với chương trình cụ thể sau:
1. Mục tiêu đào tạo khóa sơ cấp nghề kỹ thuật chế biến món ăn:
+ Nắm vững các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ chế biên món ăn, trình bày được quy trình chế biến các món ăn một cách thành thạo.
+ Học viên có khả năng chế biến món ăn và trang trí các món ăn trong các nhà hàng, khách sạn; cơ sở ăn uống, kinh doanh ẩm thực hoặc trong trường học
+ Thực hiện các công việc liên quan đến nghiệp vụ chế biến món ăn với tác phong lao động chuyên nghiệp, cần cù, siêng năng, nhanh nhẹn, chính xác.
+ Học viên đủ điều kiện cấp chứng chỉ sơ cấp nghề kỹ thuật chế biến món ăn để mở cửa hàng hoặc cơ sở kinh doanh ăn uống của riêng mình cũng như vào làm ở vị trí đầu bếp, bếp trưởng tại nhà hàng, khách sạn, trường học ...
2. Thời gian đào tạo: Lớp 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc lớp 9 tháng
- Thời lượng chương trình: (Học viên được thực hành ngay tại lớp)
- Thời gian học: Thứ 2-4-6, Thứ 3-5-7, hoặc thứ 7 và chủ nhật
- Ca học: Sáng 8-11h, Chiều 2h- 5h, Tối 18h-20h
- Học phí: 4.000.000 đ/học viên (Bao gồm nguyên vật liệu thực hành, tài liệu)
3. Nội dung khóa học:
3.1: Kiến thức chung
- Giới thiệu chung về nghề nấu ăn
- Thực hành và quy trình làm bếp
- Các nguyên tắc và phương pháp nấu ăn
- An toàn vệ sinh thực phẩm
- Sơ chế nguyên liệu
- Sử dụng gia vị đúng cách
- Lựa chọn và bảo quản thực phẩm
- Dụng cụ và thiết bị nhà bếp
- Sử dụng dao chuyên nghiệp
- Trang trí và trình bày món ăn cơ bản
- Phương pháp xây dựng thực đơn và trang trí món ăn
- Kỹ thuật bày bàn và ứng dụng sản phẩm
- Ngoại khóa
3.2: Kiến thức chuyên ngành
- Nấu ăn gia đình và họp mặt
- Nấu ăn đãi tiệc và nhà hàng
- Nấu ăn Hàn Quốc, Nhật bản, Trung Quốc
- Chế biến món Á
- Chế biến món Âu
- Chế biến món ăn Chay
- Chế biến món ăn điểm tâm
- Chế biến món ăn cho trẻ em
- Chế biến món ăn theo chủ đề ( lễ tết, họp mặt, cỗ..)
- Chế biến bánh Á, bánh Âu
- Thực hành pha chế đồ uống.
Sau khi thực hành các bạn sẽ được thưởng thức các món ăn do chính tay các bạn làm ra
3.3: Thi tốt nghiệp (lý thuyết + thực hành)
4. Thủ tục nhập học:
- Phiếu đăng ký học theo mẫu của trường ( Liên hệ số hotline để nhận phiếu)
- 01 CMT photo
- 03 ảnh 4x6
5. Địa điểm học: Số 457 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội
6. Kết quả đạt được:
+ Kết thúc khóa học, học viên được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề Kỹ thuật chế biến món ăn của Trường Cao Đẳng nghề Văn Lang Hà Nội có giá trị trên toàn quốc
+ Học viên có cơ hội làm việc tại các Khách sạn – nhà hàng hay ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
+ Tốt nghiệp học viên được giới thiệu việc làm miễn phí.
+ Được học liên thông lên trình độ trung cấp cao đẳng theo quy định của Bộ giáo dục
+ Hỗ trợ chỗ ở nội trú với mức phí sinh hoạt ưu đãi.
+ Ưu đãi học phí cho học viên có hoàn cảnh khó khăn.
+ Giảm học phí cho học viên đăng ký nhóm hoặc đăng ký từ 02 chương trình trở lên.
+ Lịch học linh hoạt, khai giảng liên tục, học viên dễ dàng lựa chọn được ca học phù hợp với điều kiện cá nhân.
+ Giáo viên nhiệt tình, tâm huyết, lành nghề.
7. Mọi thông tin về khóa học xin liên hệ:
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN LANG HÀ NỘI
Địa chỉ: Số 457 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội
Hotline: 0946 868 937 - 01658 742 192 (Gặp Hoài – Phòng Đào tạo)
Email: hoaipt@giaoducvietnam.edu.vn
(Phụ huynh và sinh viên có thể gọi điện trước để được tư vấn tốt nhất)
Nhận tổ chức lớp hợp đồng cho đơn vị, cá nhân có nhu cầu.





Tuesday, December 29, 2015

HẠT NÊM CHAY

Hạt nêm chay dùng cho các món ăn chay bao gồm đầy đủ chất dinh dưỡng. Về mùi vị ko thua kém bột nêm tôm tự chế là bao, bột nêm chay sẽ là 1 loại gia vị tự chế nên có trong căn bếp nhỏ của mỗi gia đình.
Nguyên liệu:
- Muối hạt hầm xay mịn (muối vị mặn ko gắt)
- Bột đường thốt nốt.
- Hạt tiêu trắng xay nhỏ (hạt tiêu thơm mà ko hăng)
- Nấm đông cô hoặc nấm hương khô.
- Rong biển khô
Cách làm:
- Bắc chảo lên bếp đến khi nóng già (nên chọn loại chảo gang) thì cho muối vào rang, đảo đều tay, đến khi muối khô thì vặn lửa thật nhỏ cho đến khi muối ko còn nổ lách tách là được. Sau đó bắc chảo ra đợi muối rang nguội.
- Nấm đông cô hoặc nấm hương khô ngâm qua nước ấm, rửa sạch. Bỏ nấm vừa sơ chế vào lò vì sóng sấy lại cho khô, thái nhỏ. Sau đó cho nấm vào máy xay sinh tố, xay nấm càng nhuyễn càng tốt, rồi trút ra bát để riêng.
- Cắt rong biển thành miếng nhỏ và cũng xay thành bột, để riêng.
- Trộn đều tất cả nguyên liệu: Muối rang, bột đường thốt nốt, nấm, rong biển đã xay và chút hạt tiêu trắng cho dậy mùi theo tỷ lệ 20% muối - 50% nấm, rong biển - 30% đường (có thể gia giảm gia vị tùy theo khẩu vị mặn ngọt của gia đình, nếm vừa miệng là đc).
- Hạt nêm chay chỉ nên dùng trong 1 tuần trong lọ thủy tinh để giữ được độ tươi ngon và hương vị của hạt nêm.
Chúc cả nhà thành công với Hạt nêm chay tự làm, vừa đảm bảo, vừa an toàn với sức khỏe của thành viên trong Gia đình.
Ảnh sưu tầm - Phạm Thu Hoài - http://nauancattia.blogspot.com/


Monday, December 28, 2015

BỘT NÊM TÔM TỰ LÀM AN TOÀN - VỆ SINH

Cùng Mẹ Gấu vào bếp làm Bột nêm tôm tự chế nhé:
Nguyên liệu:
- Tôm biển tươi (hoặc tôm khô loại ngon nhưng ko cát và ít mặn)
- Hạt tiêu trắng xay sẵn
- Đường thốt nốt dạng bột (hoặc bộ đường phèn thay thế)
- Muối hạt hầm xay mịn (vị mặn vừa phải, ko gắt)
Cách làm:
- Rửa sạch tôm tươi, bóc vỏ và mang phơi khô dưới nắng. Nhưng nhà ai có lò vi sóng, có thể sấy tôm cho nhanh nhé. Quay tôm khoảng 4 - 5 phút thì lật mặt tôm và quay thêm 1 - 2 phút là tôm se se rồi. 
- Cắt nhỏ tôm và cho vào máy xay sinh tố, xay tôm thành bột thật mịn.
- Bắc chảo lên bếp đợi chảo nóng, rang bột tôm cùng với muối hầm theo tỷ lệ 4 tôm - 1 muối. Khi tôm và muối thơm, khô giòn nhẹ thì tắt bếp.
- Đợi hỗn hợp bột tôm và muối thật nguội, trộn tiêu trắng xay sẵn cho thơm. Cho vào 3 phần đường thốt nốt (hoặc bột đường phèn) và trộn đều. Tỷ lệ: 1 muối - 4 tôm - 3 đường, nếu gia đình ăn mặn có thể gia giảm thêm theo khẩu vị.
- Giờ thì cho vào hũ thủy tinh, tránh nơi ẩm thấp và dùng dần thôi.
Chúc mọi người thành công ^_^

Thursday, December 24, 2015

THỊT KHO ĐÔNG PHA

Nguyên liệu:
- 2 củ hành hương
- Ớt khô quả
- 1 thìa nhỡ dầu ăn
- 1 thìa cà phê muối ăn
- 1 muỗng canh hắc xì dầu
- Rượu trắng nửa chén con
- 1 nhánh hoa hồi
- 3 nhánh đinh hương
- 1 thìa to đường nâu
Cách làm:
- Thịt rửa sạch cho vào nồi đổ nước ngập mặt thịt, thêm muối, chút hắc xì dầu, miếng gừng nhỏ, thìa nhỏ rượu, thìa nhỏ đường luộc sôi chừng 20 phút rồi vớt ra.
- Cho vào xửng (chõ đồ xôi 2 tầng) hấp cách thủy trong 2h để thịt được hấp chín mềm, nước mỡ sẽ chảy bớt, miếng mỡ sẽ trong mà không ngấy,
- Cho chút dầu ăn vào, đảo tỏi, hành củ nướng, gừng, hồi, đinh hương, ớt khô rồi cho 1 bát con nước vào đun sôi.
- Lấy miếng thịt đã hấp mềm cho vào nồi vừa đảo các gia vị trên, thêm đường nâu chưng vàng (chưa đến kẹo đắng, chỉ vàng sậm), hắc xì dầu, bột gia vị, rượu còn lại, đổ ngập nước sao cho miếng thịt chìm trong nước. Đun lửa nhỏ liu riu chừng 2h nữa đến khi nước cạn sánh, miếngthịt có mầu mật ong là đẹp và ngon.
- Khi ăn mới dùng dạo thật sắc để cắt thành từng miếng vuông như trong hình.
- Ăn cùng cơm trắng hay xôi trắng đều rất ngon.
- Yêu cầu thành phẩm: miếng thịt vàng đậm, mềm, thấm đều, ăn tan trong miệng mà không vỡ nát, mỡ có mầu trong suốt, nổi vị của các gia vị đặc trưng.
Chúc cả nhà ngon miệng với món thịt kho Đông Pha.

Sưu tầm CT của chị Khanh Van

Tuesday, December 22, 2015

BÁNH ĐÚC NƯỚC CỐT DỪA MIỀN NAM

Nguyên liệu bánh Đúc:
- 800ml nước cốt dừa
- 300 gr bột gạo 
- 150gr bột năng 
- 1 muỗng ăn canh đường
- 1/2 muỗng cafe muối
- 1 muỗng canh dầu ăn
- Cho thêm 700ml nước dùng (ninh xương) hay nước lọc
Cách làm :
- Trộn tất cả nguyên liệu khô lại với nhau
- Hoà đều nước cốt dừa và nước dùng hay nước lọc
- Đổ phần nước vào phần bột khô quấy từ từ cho hỗn hợp hoà quyện (nếu làm ngược lại sẽ bị vón cục, đảo mỏi tay hơn). Rồi để bột nghỉ 30 phút.
- Bắt chảo không dính lên bếp, cho hỗn hợp bột vào khuấy trùng , sao cho bột nữa sống , nữa chín , nhắc ra khỏi bếp
- Chuẩn bị khuôn hấp, cho phần bột vào khuôn hấp khoảng 45 phút từ lúc nước sôi là bánh chín, úp ngược khuôn để lấy bánh ra (mình dùng khuôn silicon nên bánh dễ lấy ra, mọi người dùng khuôn thường nên quét 1 lớp mỏng dầu ăn để dễ lấy nhé).
Nguyên liệu phần nhân:
- 100 gr củ sắn( mình làm bằng củ năng đông lạnh )
- 100 gr cà rốt
- 100 gr tôm tươi
- 100 gr thịt heo xay
- 1 nắm tay nhỏ tôm khô
- Cải muối mặn
- Hành lá
- Hành tím phi vàng
- Gia vị
Cách làm:
- Ngâm tôm khô vào nước ấm cho mềm
- Hành lá cắt nhỏ cho vô chén chịu nhiệt, ch dầu ăn vào, bọc màng thực phẩm lại cho vào lò vi sóng quay.
- Củ năng, cà rốt, tôm tươi, tôm khô thái chỉ.
- Cho dầu vào chảo đợi dầu nóng xào tất cả nguyên liệu trên, thường thì tôm khô và cải muối đã cho vị mặn, vị ngọt từ rau củ ra cộng thêm món này ăn với nước mắm, nên mọi người đừng nêm đậm đà quá, chút húp nước mắm mới ngon.

- Về nước mắm ăn kèm, có nhiều cách pha khác nhau, nhưng để trọn vẹn món của miền Nam, mọi người thử làm theo cách sau nhé: 5 nước - 2 đường - 1,5 nước mắm - 1 chanh (có thể đong bằng gì cũng được nhưng lấy nó làm đơn vị đo lường từ đầu đến cuối). Hòa tan tất cả, sau cùng băm tỏi ớt vào để nổi lên mặt nước sẽ đẹp hơn. Vị của miền Nam thường ngọt nhiều hơn mặn.
Trưng bày:
- Trải lớp nhân lên mặt bánh, sau đó rắc hành tím và hành lá phi lên. Chúc cả nhà ngon miệng.

Sưu tầm - http://nauancattia.blogspot.com/ 

MẮM CÁ LÓC CÀ MAU

Nguyên liệu:
- Cứ 1 phần cá là 0,2 phần muối hột, 0,05 thính, 0,07 đường thẻ (đường tán). Ví dụ làm 10kg nạc cá thì dùng 2kg muối hột + 500g thính + 700g đường thẻ.
- Thính là gạo vo sạch, để ráo, rang chín vàng, xay hoặc giã thành dạng bột mịn.
Muối hột kết tủa từ nước biển bốc hơi, chưa qua xử lý làm trắng và nghiền nhỏ, mặn gắt, có dạng tinh thể lớn từ 1 ly đến 5 – 6 ly.
Đường tán (hay còn gọi là đường thẻ) có dạng miếng dẹp chừng 2cm màu vàng nâu, hình chữ nhật hoặc hình thuẫn, hình hạt đậu… vị ngọt rất gắt.
Chuẩn bị lu đất lớn nếu làm nhiều hoặc hủ nhỏ có thể tích vài ba lít nếu để làm trong gia đình. Ít muối hột để riêng dùng ngâm cá, xông cá… lượng muối này không tính vào phần muối dùng ướp cá đã cho như trên.
1. Làm cá:
- Pha ít nước muối với phân luợng chừng 1 lít + 10g muối hột, dùng để ngâm cá. (Những bà nội trợ VN chuyên làm mắm có một cách đo nồng độ muối trong nước vô cùng chính xác là thả vài hột cơm nguội vào trong hỗn hợp nước muối, cứ cho muối vào và khuấy tan đến khi nào thấy hột cơm nổi lên mặt nước muối là hoàn toàn yên tâm nồng độ trong muối đạt yêu cầu).
Cá lóc tươi sống làm sạch, moi ruột, đánh vảy cho thật sạch, chặt bỏ đầu, dùng kéo cắt bỏ toàn bộ vây, dùng dao mỏng bén rọc sâu ngay giữa sống lưng rồi rọc tiếp một đường dọc theo bụng sẽ dễ dàng lạng lấy hai miếng lườn cá ra, rứt bỏ bớt phần nào xương nếu thấy lộ ra. Mắm cá lóc thường được làm nguyên một miếng lườn cá nhưng để làm trong gia đình tùy thích cắt ngang thành miếng dày chừng 2cm, cá làm đến đâu thả ngâm trong nước muối đến đó, ngâm khoảng 1 giờ vớt ra để cá lên rổ rá cho ráo.
2. Muối cá:
- Cho vào hủ một lớp mỏng muối, trải vào một lớp cá cho thẳng thớm, lớp cá này có độ dày chỉ bằng một miếng lườn cá, rồi rắc lên một lớp muối nữa…cứ vậy sau cùng phải là một lớp muối, dùng một miếng mê rổ (*) cắt bằng đường kính hủ, lu… cài chặt lên mặt cá rồi lấy vật nặng đè lên bảo đảm để cá được nén chặt, đậy nắp lại để qua 60 (sáu muơi) ngày.
3. Vào thính và Xông muối:
- Sau hai tháng, lấy cá ra, gác lên rổ rá có vật hứng dưới cho cá chảy sạch nước muối và ráo miếng cá. Rửa sạch và để khô ráo vật chứa (lu, hủ). Tẩm từng miếng cá cho đều với thính, sắp lại cá cho đều vào vật chứa và chỉ sắp vào 3/5 thể tích vật chứa, dằn cài cho chặt.
- Nấu nước muối với phân lượng 1 lít nước + 20g muối hột. Trong khoảng trống còn lại của vật chứa cho vào đó một vật dụng như một cái hủ nhỏ hơn, vừa khít hoặc một tấm nylon, nhựa… dày. Châm đầy nước muối vào vật chứa này và không đậy kín, sao cho nước muối không chảy vào cá mà mặt nước muối vẫn tiếp xúc được với khoảng trống trong hủ – có nghĩa là cá phải được tiếp xúc với môi trường có hơi nước muối – đậy nắp hủ lại, để qua 45 ngày nữa.
4. Vào đường:
Dùng dao băm nhỏ đường tán, cho nước vào với phân lượng 2 đường + 1 nước, vừa đủ nấu nhỏ lửa cho tan đường thành dạng mật. Nếu cho quá nhiều nước các bạn sẽ phải nấu…mòn mỏi. (Những nhà sản xuất mắm lớn ở VN thường liên kết với các nhà sản xuất đường để mua đường còn ở dạng mật).
- Sau thời gian vào thính, dở cá ra, bỏ vật chứa nước muối, lấy cá ra cho vào một vật chứa khác, cứ trên một lớp cá rưới một lớp mỏng mật đường rồi lại cài dằn cho chặt cá.
- Để vật chứa cá (lu, hủ...) ra nắng. Đây là khâu sau cùng cần có hỗ trợ nhiệt của thời tiết, dù làm một hủ nhỏ 2kg cá hay cả một thùng hàng trăm kí cũng giống nhau. Ở hai khâu ướp muối và vào thính thì để mắm trong bóng mát, đến khâu vào đường thì phải cho ra nắng. Chính vì vậy mà những nhà sản xuất lớn luôn thiết kế nhà chứa có mái kéo di động để khi cần phơi nắng thùng mắm thì kéo mái che ra. Sau một tháng tẩm đường nữa khi dở ra mắm sẽ có mùi thơm. Thời gian để hoàn tất một mẻ mắm đã cho ở trên chỉ mang tính tương đối, vì còn tùy thuộc vào thời tiết. Người có kinh nghiệm làm mắm chỉ cần ngửi hoặc nhìn là biết chính xác độ tới của mắm. Nhưng dù sao với mắm cá lóc hoặc vài loại cá khác thật sự không khó làm như nước mắm, vì khi được tẩm ướp với lượng muối rồi qua đường nhiều như vậy thì không dễ gì hư hỏng, chỉ có thể ngon ít nhiều mà thôi.
5. Chế biến mắm cá lóc:
Sau khi có mắm cá lóc (do tự tay các bạn làm hay… mua của người ta làm sẵn cũng được, đừng mắc cỡ nếu làm mắm mà lỡ hư, làm mắm cũng phải có “tay” mới ngon). Chúng ta có thể làm thành vài món ăn như sau: mắm thái, mắm chưng thịt, mắm chiên, gói nem…Xin mời các bạn làm thử hai món đơn giản, dễ làm… nhưng ăn với cơm nóng rất ngon miệng.
- Mắm chưng: ½ chén mắm cá lóc, vuốt sạch thính, đường hoặc tùy ý rửa lại với nước nóng rồi để ráo, lạng da, rút xương nếu có, băm nhuyễn + 1 chén thịt nạc heo băm nhuyễn + ½ muỗng súp hành ta băm nhuyễn + 1 muỗng cà phê gừng băm nhuyễn + ½ muỗng cà phê tiêu + 2 muỗng cà phê đường + 1 trứng gà hoặc trứng vịt đánh tan + 1 muỗng súp dầu ăn. Trộn đều tất cả, cho vào một cái tô nhỏ, ém cho bằng mặt rồi hấp cách thủy khoảng 30 phút sau khi nước sôi. Tùy thích ăn kèm dưa leo cắt mỏng, cà chua sống, rau thơm.
- Mắm chiên: Món ăn này khá bắt miệng vì có thêm vị chua ngọt, tùy làm ít nhiều với phần mắm gấp đôi phần thịt và cách làm như sau:
- Thịt ba chỉ cắt lát mỏng, chiên thịt cho hơi vàng và còn mềm miếng thịt, đừng chiên dòn.
Mắm cá lóc trụng lại nước sôi, để ráo, tùy ý cắt hay xé thành miếng nhỏ.
Phi thơm dầu với hành tỏi băm, cho mắm vào chiên vàng dòn, bớt lửa nêm vào ít chanh vắt hoặc dấm nuôi với phân lượng khoảng 1/5 lượng mắm,rồi thêm ít đường, mở lửa nhỏ, đảo đều cho tan đường, tùy ý nêm lại đường cho mắm có vị chua ngọt nhẹ, sau cùng cho thịt vào đảo đều với ít hành tím bào mỏng và gừng xắt sợi.
Ăn kèm rau thơm, cà chua sống, dưa leo.

Sưu tầm - http://nauancattia.blogspot.com/

BÁNH XÔI MALAYSIA

Nguyên liệu: (cho 16 chiếc)
Tầng bánh xôi:
+ 5 tàu lá dứa non, rửa sạch
+ 250g gạo nếp vo sạch, để ráo nước
+ 125ml nước
+ ½ thìa cà phê muối
+ 125ml nước cốt dừa nguyên chất
+ 50 bông hoa đậu biếc nghiền, chắt lấy nước, vứt bỏ phần bã (nếu không có thì bạn có thể sử dụng lá cẩm hoặc màu thực phẩm)
Tầng custard (kem trứng):
+ 5 quả trứng đánh kỹ, lọc qua rây+ 150ml nước cốt dừa nguyên chất
+ 100g lá dứa non rửa sạch, thái khúc dài ½ cm; nghiền với nước cốt dừa; chắt lấy nước (150ml), bỏ đi phần bã lá dứa
Phần nước lá dứa đã được lọc
+ 2 muỗng canh bột mỳ
+ 1/8 thìa cà phê muối
+ 115g đường
+ 90ml nước
Cách làm
Làm tầng bánh xôi:
+ Lót một tờ giấy nến dưới đáy của khay bánh kích thước 18x18x5cm, để hai mép giấy nhô ra ngoài khay. Rải đều nửa số gạo đã chuẩn bị vào khay. Đặt vài chiếc lá dứa lên trên mặt lớp gạo, sau đó đổ nốt số gạo còn lại lên trên. Đổ nước vào khay, rắc thêm chút muối.
+ Hấp cách thủy 10 phút, sau đó rưới nước cốt dừa lên trên nếp, trộn đều. Hấp tiếp 20 phút. Gắp bỏ lá dứa ra khỏi khay. Bạn rưới thêm nước chắt hoa đậu biếc vào khay. Đem hấp thêm 5 phút. Kiểm tra chắc chắn rằng gạo đã chín, nếu gạo chưa chín, rưới thêm 1 muỗng canh nước rồi hấp thêm vài phút nữa. Khi gạo chín, đảo qua cho phần màu xanh và trắng lẫn vào nhau. Dùng thìa ướt hoặc cây vét bột nén mặt nếp xuống cho bằng, xôi dính kết chặt với nhau.
Phần xôi đạt yêu cầu là ấm nóng và phải còn giữ được độ ẩm, để khi đổ lớp custard lên trên, 2 lớp không bị dích vào nhau.
Làm tầng kem custard:
Đun hỗn hợp nước cốt dừa, lá dứa, bột mỳ, đường, muối trên lửa vừa cho đến khi hỗn hợp bắt đầu lăn tăn sôi, quấy cho tan hết đường. Bắc ra khỏi bếp. Đổ từ từ một nửa vào bát đựng trứng đã chuẩn bị, quấy đều. Tiếp theo, đổ phần hỗn hợp trứng và nước cốt dừa trở lại vào nồi hỗn hợp nước cốt dừa và lá dứa ban đầu. Đun với lửa nhỏ, vừa quấy vừa vét phần đáy và thành nồi để tránh vón cục, cho đến khi hỗn hợp hơi sệt sệt.
Đổ phần hỗn hợp kem custard vừa làm lên trên mặt xôi vẫn để trong khay hấp cách thủy. Điều chỉnh lửa nhỏ xuống hết mức có thể. Hấp khoảng 35-45 phút. Thử bánh bằng cách xiên 1 chiếc xiên tre vào chính giữa khay, lắc nhè nhẹ chiếc xiên rồi rút ra, nếu xiên khô và sạch thì bánh đã đạt yêu cầu.
Công đoạn cuối cùng, lấy khay bánh ra, để 3 giờ đồng hồ cho khay nguội và bánh đạt độ kết dính chắc. Tiếp đó, nhấc miếng giấy nến ra, gỡ bánh ra khỏi khay, đặt vào thớt. Cắt bánh với dao đã bôi dầu.
Bánh được ăn kèm với món tráng miệng, snack hoặc trà. Bánh xôi phải chắc, không được mềm nhão, tầng custard phải mềm, mịn và béo ngậy. Có thể bảo quản trong tủ lạnh tới 2-3 ngày. Với phần bánh để tủ lạnh, trước khi ăn, hấp nhanh lại trong khoảng 4 phút. Không hấp quá lâu để tránh màu bánh bị phai. Để nguội với nhiệt độ phòng trước khi ăn.

Sunday, December 20, 2015

Vịt quay trên bếp Pháp

Noel đến rồi, cùng chị Marie Huynh vào bếp làm món Vịt quay nào:
Nguyên liệu:
- Vịt (nếu muốn ăn vịt ít mỡ, thì mua vịt nhỏ (vịt sữa nên thịt mềm và hợp với luộc), còn muốn mua vịt da dày và nhều mỡ thì mua vịt to từ 2kg trở lên, thường nướng người ta chọn vịt này).
- Gừng, tỏi
- Lá mắc mật
- Mộc nhĩ
- Hành lá
- Gia vị: bột ướp vịt, đường, ngũ vị hương, hạt nêm, hạt tiêu, nước tương, rượu trắng, nước màu, mật ong.
Cách làm:
- Làm sạch lông vịt, sát chút muối và gừng rượu lên thân vịt cho thơm.
- Mộc nhĩ thái miếng, gừng tỏi đập dập, lá mắc mật dã nhỏ, hành lá thái dài 1 đốt ngón tay (1).
- Trộn tất cả gia vị: 1 muỗng cafe đường, 2 muỗng cafe bột ướp vịt, chút ngũ vị hương, 1 thìa cafe tiêu, 1 thìa cafe nước tương, chút hạt nêm, 1 muỗng cafe rượu trắng, tí nước màu, 1 muỗng cafe mật ong, tí nước sôi và 1 lát gừng. Trộn hỗn hợp cho đủ sệt sệt (2)
- Trước hết khâu cái cổ vịt cho kỹ để khi mình cho đồ ướp vào ko bị chảy ra ngoải.
- Cho hỗn hợp nguyên liệu và gia vị đã trộn vào bụng vịt.
- Khâu đít vịt lại và quết lên da vịt hỗn hợp như sau: chút nước tương, chút nước màu, bột ướp vịt trộn đều sao cho hỗn hợp sệt sệt (3). Quết đều lên thân vịt 2 lần rồi để vịt nằm ngửa 2 tiếng, rồi lật lại để vịt nằm sấp 2 tiếng nữa cho ngấm gia vị.
- Sau đó treo vịt lên, phơi khô 24 tiếng (để 1 chiếc chậu nhỏ hứng ở dưới)
- Sau khi phơi khô đem nướng 180 độ C khoảng 45 phút tùy theo vịt to hay nhỏ.
- Tiếp tục quết thêm hỗn hợp (3) cho da vịt thêm đậm đà và màu đẹp, để thêm 10 phút cho khô là xong.
Hơi cầu kỳ 1 chút nhưng đêm Noel có món Vịt quay ngọt ngào này tại mâm cơm gia đình thật ấm cúng phải ko nào? Chúc mọi người thành công ^_^



Thursday, December 17, 2015

THỰC ĐƠN 100K/NGÀY CHO GIA ĐÌNH 4 NGƯỜI

Thứ 2:
- Bữa trưa: Sườn rang chua ngọt (4 lạng xương 36k), Bí đỏ xào (10k), Canh rau mồng tơi (4k)

- Bữa tối: Thịt kho trứng cút (Thịt nạc vai hoặc thịt ba chỉ 3 lạng 30k - trứng cứt 10 quả 7k), Đậu chiên mắm hành (3 bìa 6k, hành lá 2k), Rau muống luộc (5k)

Thứ 3:
- Bữa trưa: Gà xáo (4 lạng 32k), Giá đỗ xào lòng gà (giá đỗ 5k, lòng gà 6k),  Bắp cải luộc (8k)

- Bữa tối: Thịt ba chỉ rang dừa (Thịt ba chỉ 3 lạng 30k, dừa 5k, hành lá 1k), Canh cà chua trứng (Cà chua 5k, trứng 3k, rau mùi 1k), Cải xoong xào (5k)

Thứ 4:
- Bữa trưa: Tép rang thịt băm (Tép 24k, thịt nạc vai băm 1 lạng 10k), Khoai tây xào tỏi (12k), Canh rau ngót (4k)


- Bữa tối: Cá rim tỏi ớt (Cá rô phi 8 lạng 32k), Trứng bác cà chua (Trứng 3 quả 9k, cà chua 2 quả nhỏ 4k), Canh rau dền (5k)
Thứ 5: 
- Bữa trưa: Canh cua rau đay (Cua 2 lạng 30k, rau đay 1 mớ 4k), Đậu phụ rán (4 bìa 8k), Rau cải thìa xào tỏi (8k)

- Bữa tối: Chả lá lốt (Thịt nạc vai xay 3 lạng 30k, lá lốt 2k), Gan lợn xào tỏi (10k), Xu xu luộc (8k)
Thứ 6:
- Bữa trưa: Cá sốt cà chua (Cá rô phi 8 lạng 32k, cà chua 2 quả 4k), Lạc rang muối (10k), Canh rau cải (5k)
- Bữa tối: Gà chiên nước mắm (Gà 4 lạng 32k), Trứng rán (3 quả 9k), Đỗ đũa luộc (9k)
Thứ 7:
- Bữa trưa: Thịt ba chỉ rang (4 lạng 36k), Đậu phụ om tương bần (3 bìa đậu 6k), Cải thảo luộc (8k)

- Bữa tối: Vịt om sấu (4 lạng thịt vịt 32k, Sấu 5k), Bầu luộc (10k), Trứng (1 quả 3k)

Chủ nhật: Tùy sở thích các thành viên, các mẹ có thể cải thiện thêm bữa ăn cho gia đình.


Tuesday, December 15, 2015

THÔNG BÁO TUYỂN SINH KHÓA HỌC DẠY CẮM HOA NGHỆ THUẬT

1. Mục tiêu khóa học
- Cách bảo quản, lựa chọn hoa tươi
- Nguyên tắc chính cắm hoa nghệ thuật
- Nguyên tắc chính cắm hoa nghệ thuật
- Dụng cụ, phụ liệu trong nghề hoa. 
2. Thời gian đào tạo: 10 buổi (Học viên được thực  hành ngay tại lớp)
3. Thời gian học: Thứ 2-4-6, Thứ 3-5-7, hoặc thứ 7 và chủ nhật
Ca học: Sáng 9-11h, Chiều 2h- 4h, Tối 18h-20h
4. Học phí: 1.800.000 đ/học viên
Đặc biệt: Khuyến mại giảm học phí:
– Học viên đăng ký 2 người trở lên giảm 5%
5. Nội dung khóa học:
5.1: Tổng quan về Cắm hoa nghệ thuật
- Cách bảo quản, lựa chọn hoa tươi
- Dụng cụ, phụ liệu trong nghề hoa. 
- Hướng dẫn thực hiện 1 số kiểu kết nơ thông dụng
5.2: Thực hành cắm hoa tươi
- Thực hành dạy cắm Hoa cưới
- Thực hành dạy cắm Hoa khai trương
- Thực hành dạy cắm Hoa sinh nhật
- Thực hành Dạy cắm hoa bó, hoa giỏ, hộp hoa
- Thực hành Dạy cắm hoa hội nghị, sự kiện
- Thực hành Dạy cắm hoa theo chủ đề
6. Thủ tục nhập học:
- Phiếu đăng ký học theo mẫu của trường
- 01 CMT photo
- 03 ảnh 4x6
7. Địa điểm học: Số 457 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội
8. Kết quả đạt được
- Được học tập trong môi trường năng động, thân thiện..
- Được tạo điều kiện học tập lí thuyết và thực hành thực tế, giúp nâng cao năng lực làm việc và kịp thời khắc phục những khó khăn của người học gặp phải.
9. Liên hệ ghi danh:
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VĂN LANG HÀ NỘI
Địa chỉ: Số 457 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội
Điện thoại: 043 754 9693; Fax : 043 793 9450
Hotline: 01658 742 192 - 0946 868 937 (gặp Thu Hoài – phòng Đào tạo)
Fax: 043 793 9450
--------------------------------------------------------
Tại Hà Nội: Tầng 1 - Số 457 Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy (Đối diện ĐH Điện Lực)
Tại Đà Nẵng: Số 4 Đường Tiểu La - P. Hòa Cường Bắc - Q. Hải Châu
Tại Tp Hồ Chí Minh:  
CS1: Số 195 – Đường D2 – P.25 – Q. Bình Thạnh.
CS2: Số 8 Đường Nguyễn Ngọc Lộc - P.14 - Q. 10








Món ngon từ Rươi


1. Chả rươi
Nguyên liệu:
- Rươi: Chọn những con rươi già, thân mập, màu hồng mới béo. 
- Trứng gà hoặc vịt
- Thịt lợn xay nhuyễn
- Vỏ quýt
- Thì là
- Hành hoa
- Gia vị: Mắm, hạt tiêu, mì chính, hạt nêm...
Cách làm:
- Rươi mua về sơ chế, quan trọng nhất là làm sạch lông, nếu không sạch, khi ăn sẽ bị ngứa cổ họng. Cho rươi vào nước nóng già, dùng đũa khuấy nhẹ để rác bẩn và lông rươi rụng hết, sau đó rửa nhiều lần bằng nước lạnh, để ráo. Chỉ dùng nước nóng già vì nước sôi sẽ làm vỡ bụng rươi, chất bổ béo trong rươi trôi hết theo nước.
- Cho rươi vào bát, dùng đũa đánh, khi thịt rươi nhuyễn, đập trứng và cho thịt lợn xay vào đánh thật đều. 
- Vỏ quýt, hành hoa, thì là thái nhỏ cho vào đánh nhuyễn cùng hỗn hợp trên. 
- Lưu ý, vỏ quýt cho ít kẻo đắng, chủ yếu để át mùi tanh và giúp tiêu trừ phần đạm khó tiêu của rươi. 
- Cho chảo lên bếp đợi dầu nóng già, cho từng muỗng rươi vào rán vàng.
 - Miếng chả rươi giòn ở ngoài nhưng thịt bên trong vẫn mềm béo, ăn khi còn nóng, chấm với nước mắm chanh ớt, thêm vài cọng rau húng thơm.
Chúc cả nhà ngon miệng ^_^

2. Rươi cuốn lá lốt
Nguyên liệu:
- Rươi
- Thịt nạc xay
- Giò sống
- Vỏ quýt, thì là, hành lá
- Lá lốt
- Ớt
- Gia vị: mắm, tiêu...
Cách làm:
- Rươi làm sạch, đánh nhuyễn.
- Cho thịt xay và giò sống vào đánh cùng
- Là lốt, hành lá, vỏ quýt, ớt, thì là thái nhỏ.
- Cho thêm 1 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa hạt tiêu, tất cả trộn đều
- Cuốn hỗn hợp lá lốt và cho lên chảo rán chín đều.
- Trang trí và trình bày món ăn ra đĩa.
Chúc cả nhà thành công!

3. Mắm rươi
Mắm được làm đơn giản từ rươi, muối ăn và nước sạch. Để có được thành phẩm đặc biệt, thơm ngon thì mắm rươi phải được làm theo tỉ lệ chuẩn giữa muối: rươi: nước là 5:1:4, sau đó bịt miệng hũ lại nhưng không được đậy quá kín, đem phơi nắng từ 10-15 ngày là có thể sử dụng được.
Nguyên liệu:
- Rươi: 1kg
- Muối tinh: 150gr
- Rượu nếp: 30ml
- Thính gạo: 100gr
- Bột gừng: 20gr
- Vỏ quýt khô: 20gr
Cách làm:
- Muối tinh rang, tán nhỏ (nếu sử dụng muối hạt)
- Vỏ quýt rang vàng, tán nhỏ.
- Rươi rửa sạch, nhặt hết tạp chất, để ráo nước
- Dùng đũa quậy rươi thành bột, trộn với muối.
- Cho rươi đã trộn kỹ vào hũ sành (hũ phải khô và sạch), đậy kín nắp, bọc bằng nilong, để phơi ngoài nắng (chứ ý ko để côn trùng rơi vào, ko nên đổ đầy hũ vì mắm sẽ trương nở và trào ra ngoài).
- Sau khoảng 3 - 4 tuần thì cho rượu, trộn đều.
- Được 5 - 6 tuần thì cho thính gạo nếp.
- Được 7 - 8 tuần thì cho bột gừng, bột vỏ quýt.
- Sau khoảng 10 tuần thì chuyển mắm sang chai thủy tinh (khô + sạch), nút chai rồi tiếp tục phơi nắng.
- Mắm rươi có thể dùng sau khi muối khoảng 03 tháng.
- Mắm rươi có thể để cả năm và đặc biệt, ko nên chưng như mắm tắm, để nguyên chất dùng ăn dần với thịt luộc, chấm...
- Mắm rươi rất dễ hỏng vì vậy ko được để tạp chất rơi vào, mỗi lần dùng nên rót ra bát và đậy nắp lại ngay.
- Mình thích ăn tóp mỡ chấm mắm rươi.
Chúc mọi người thành công ^_^
4. Rươi xào củ niễng
Nguyên liệu:
- Củ niễng
- Rươi
- Thịt ba chỉ
- Một chút vỏ quýt
- Củ hành tây
- Trứng gà
- Thịt ba chỉ 
- Hành hoa
- Hành tây
- Rau mùi
- Rau thì là
- Gia vị: mắm, ớt, bột canh, hạt tiêu...
Cách làm:
- Để món củ niễng xào rươi ngon, đầu tiên phải chọn được loại rươi còn tươi nguyên, cần nhất là lúc làm lông, phải dùng nước nóng già, quấy đều, nhặt hết rác, rồi rửa đi rửa lại nhiều nước cho thật sạch, để ráo. 
- Củ niễng bóc bỏ bẹ già thái vát hoặc thái chỉ. 
- Thịt ba chỉ luộc, thái chỉ, vỏ quýt tươi thái sợi dài, trộn lẫn với rươi rồi ướp nước mắm ngon và hành tây thái chỉ. 
- Cho hành tây thái chỉ vào chảo mỡ sào tái mới đổ rươi vào đảo cho chín tới, xúc rươi ra đổ tiếp dầu xào niễng với thịt ba chỉ, gần chín mới đổ rươi vào xào lần nữa cho chín kỹ, bắc ra đập thêm trứng với hành hoa trộn thật đều tay, xúc ra đĩa rắc thêm chút ớt, hạt tiêu cùng mấy ngọn thì là, rau mùi... - - Thế là có đĩa niễng xào rươi dậy mùi thơm đặc trưng, ăn lúc khói hãy còn bốc lên nghi ngút mới thực ngon. 
Lưu ý: Có người không bỏ trứng mà cho nấm hương. Có người để rươi tiết ra nước cho nóng lâu hơn, có nước chan ngọt hơn là ăn xâm xấp, tất cả đều tuỳ khẩu vị nhưng không thể thiếu một chút ớt, một chút hạt tiêu. Vị cay của ớt, vị thơm nồng của hạt tiêu làm cho món niễng xào rươi trở lên tuyệt tác hơn.
Chúc cả nhà thành công!
5. Riêu rươi
Rươi đem về được làm sạch, đánh nhuyễn với thìa muối nhỏ, cho vào nồi hòa với nước lã, sau đó đem bắc trên bếp đun sôi to lửa. Rươi sẽ đóng bánh gạch chắc nịch như gạch cua. Lọc mẻ chua cho vào, có thể cho thêm mấy miếng khế đã bỏ hột, tiếp đó phi hành mỡ, thả cà chua xào thơm và đổ lên trên bánh gạch rươi, cuối cùng cho hành, thìa là, vỏ quýt thái nhỏ là bỏ ra ăn nóng. Món riêu rươi ít khi ăn với rau ghém vì làm nguội canh sẽ tanh miệng. Khi ăn cho chút hạt tiêu để dậy mùi thơm. Cũng có nhiều người nấu canh rươi với củ măng non thái nhỏ, với món này thì rươi để nguyên không đánh nhuyễn. Canh rươi nấu măng thì bớt chua và thêm chút lá mùi tàu thái chỉ mới hợp vị.
Sưu tầm - http://nauancattia.blogspot.com/